Công ty TNHH Tư vấn Đầu tư Y tế Việt Nam - Hotline: 0559.322.322 - Email: [email protected]
  • Công ty TNHH Tư vấn Đầu tư Y tế Việt Nam - Hotline: 0559.322.322 - Email: [email protected]
Medicallaw.vn

Dịch vụ tốt nhất - Chất lượng hoàn hảo nhất!

0559.322.322

Yêu cầu khi vận chuyển chất thải y tế mà bạn cần biết?

Chất thải thông thường là chất thải không thuộc danh mục chất thải nguy hại hoặc thuộc danh mục chất thải nguy hại nhưng có yếu tố nguy hại dưới ngưỡng chất thải nguy hại. Còn chất thải y tế là loại chất thải phát sinh trong lĩnh vực y tế bao gồm cả thông thường và nguy hại.
CƠ SỞ PHÁP LÝ
Luật bảo vệ môi trường số 55/2014/QH13 ban hành ngày 23 tháng 06 năm 2014;
Nghị định số 40/2019/NĐ-CP ban hành ngày 13 tháng 5 năm 2019 sửa đổi, bổ sung một số điều của các Nghị định quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành Luật bảo vệ môi trường;
Nghị định số 38/2015/NĐ-CP ban hành ngày 24 tháng 04 năm 2015 về quản lý chất thải và phế liệu;
Nghị định số 155/2016/NĐ-CP ban hành ngày 18 tháng 11 năm 2016 quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường;
Thông tư số 36/2015/TT-BTNMT ban hành ngày 30 tháng 06 năm 2015 về quản lý chất thải nguy hại;
Thông tư số 58/2015/TTLT-BYT-BTNMT ban hành ngày 31 tháng 12 năm 2015 quy định về quản lý chất thải y tế;
Yêu cầu khi vận chuyển chất thải y tế
1. Yêu cầu khi vận chuyển chất thải y tế nguy hại để xử lý theo mô hình cụm cơ sở y tế
Thứ nhất, Phương tiện vận chuyển chất thải y tế nguy hại để xử lý theo mô hình cum cơ sở y tế: Cơ sở y tế, đơn vị được thuê vận chuyển chất thải y tế nguy hại sử dụng xe thùng kín hoặc xe bảo ôn chuyên dụng để vận chuyển hoặc sử dụng các loại phương tiện vận chuyển khác để vận chuyển chất thải y tế nguy hại từ cơ sở y tế đến cơ sở xử lý cho cụm.
Thứ hai, Dụng cụ, thiết bị lưu chứa hoặc việc đóng gói chất thải y tế nguy hại trên phương tiện vận chuyển phải đáp ứng các yêu cầu sau:
Dụng cụ, thiết bị lưu chứa phải có thành, đáy, nắp kín, kết cấu cứng, chịu được va chạm, không bị rách vỡ bởi trọng lượng chất thải, bảo đảm an toàn trong quá trình vận chuyển;
Dụng cụ, thiết bị lưu chứa phải có biểu tượng về loại chất thải lưu chứa theo quy định tại Phụ lục số 02 ban hành kèm theo Thông tư số 58/2015/TTLT-BYT-BTNMT ban hành ngày 31 tháng 12 năm 2015 quy định về quản lý chất thải y tế với kích thước phù hợp, được in rõ ràng, dễ đọc, không bị mờ và phai màu trên thiết bị lưu chứa chất thải;
Dụng cụ, thiết bị lưu chứa phải được lắp cố định hoặc có thể tháo rời trên phương tiện vận chuyển và bảo đảm không bị rơi, đổ trong quá trình vận chuyển chất thải.
Đối với chất thải lây nhiễm trước khi vận chuyển phải được đóng gói trong các thùng, hộp hoặc túi kín, bảo đảm không bị bục, vỡ hoặc phát tán chất thải trên đường vận chuyển.
Thứ ba, hình thức vận chuyển chất thải y tế nguy hại từ các cơ sở y tế trong cụm đến cơ sở xử lý cho cụm bao gồm:
 Cơ sở y tế trong cụm thuê đơn vị bên ngoài có giấy phép xử lý chất thải nguy hại hoặc giấy phép hành nghề quản lý chất thải nguy hại để thực hiện vận chuyển chất thải của cơ sở y tế đến cơ sở xử lý cho cụm. Đối với chủ xử lý chất thải nguy hại, chủ hành nghề quản lý chất thải nguy hại tham gia vận chuyển chất thải y tế trong cụm nhưng nằm ngoài phạm vi của giấy phép do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp phải báo cáo cơ quan cấp giấy phép trước khi thực hiện theo quy định.
Cơ sở y tế trong cụm tự vận chuyển hoặc thuê đơn vị khác không thuộc đối tượng trên để vận chuyển chất thải y tế nguy hại từ cơ sở y tế đến cơ sở xử lý cho cụm phải đáp ứng các yêu cầu về phương tiện vận chuyển, dụng cụ, thiết bị lưu chứa và yêu cầu về đóng gói đối với chất từng loại chất thải y tế theo quy định và phải được Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (sau đây gọi tắt là Ủy ban nhân dân cấp tỉnh) phê duyệt tại kế hoạch thu gom, vận chuyển, xử lý chất thải y tế trên địa bàn tỉnh.
Lưu ý: Trong quá trình vận chuyển chất thải y tế từ cơ sở y tế về cơ sở xử lý chất thải y tế cho cụm, khi xảy ra tràn đổ, cháy, nổ chất thải y tế hoặc các sự cố khác phải thực hiện ngay các biện pháp ứng phó, khắc phục sự cố môi trường theo quy định của pháp luật
2. Yêu cầu khi vận chuyển chất thải y tế để xử lý theo mô hình tập trung
Vận chuyển chất thải y tế xử lý theo mô hình tập trung sẽ phải đảm bảo yêu cầu theo từng loại chất thải y tế khác nhau là không giống nhau, cụ thể:
Thứ nhất, đối với việc vận chuyển chất thải y tế nguy hại không lây nhiễm:
Các phương tiện, thiết bị lưu giữ, vận chuyển và xử lý CTNH (kể cả sơ chế, tái chế, đồng xử lý, thu hồi năng lượng từ CTNH) phải đáp ứng các yêu cầu kỹ thuật, quy trình quản lý quy định tại Phụ lục 2 (B) ban hành kèm theo Thông tư số 36/2015/TT-BTNMT ban hành ngày 30 tháng 06 năm 2015 về quản lý chất thải nguy hại.
Đối với Phương tiện vận chuyển CTNH phải có hệ thống định vị vệ tinh (GPS) được kết nối mạng thông tin trực tuyến để xác định vị trí và ghi lại hành trình vận chuyển CTNH. Một phương tiện, thiết bị chỉ được đăng ký cho một Giấy phép xử lý CTNH, trừ các phương tiện vận chuyển đường biển, đường sắt, đường hàng không.
Công trình bảo vệ môi trường tại cơ sở xử lý CTNH và trạm trung chuyển CTNH (nếu có) phải đáp ứng các yêu cầu kỹ thuật, quy trình quản lý quy định tại Phụ lục 2 (B) ban hành kèm theo Thông tư số 36/2015/TT-BTNMT ban hành ngày 30 tháng 06 năm 2015 về quản lý chất thải nguy hại.
Tổ chức, cá nhân đăng ký cấp phép xử lý CTNH phải xây dựng đầy đủ các nội dung về quy trình vận hành an toàn các hệ thống, phương tiện, thiết bị; các kế hoạch về kiểm soát ô nhiễm và bảo vệ môi trường, an toàn lao động và bảo vệ sức khỏe, phòng ngừa và ứng phó sự cố, đào tạo, tập huấn định kỳ hàng năm, xử lý ô nhiễm và bảo vệ môi trường khi chấm dứt hoạt động; chương trình giám sát môi trường, giám sát vận hành xử lý và đánh giá hiệu quả xử lý CTNH theo các nội dung tương ứng quy định tại Phụ lục 5 (B) ban hành kèm theo Thông tư số 36/2015/TT-BTNMT ban hành ngày 30 tháng 06 năm 2015 về quản lý chất thải nguy hại.
Tổ chức, cá nhân đăng ký cấp phép xử lý CTNH phải lập các bảng hướng dẫn dạng rút gọn hoặc dạng sơ đồ về quy trình vận hành an toàn theo quy định với kích thước phù hợp và lắp đặt tại vị trí thuận tiện để quan sát trên phương tiện vận chuyển, trong cơ sở xử lý và trạm trung chuyển CTNH (nếu có).
Thứ hai, đối với việc vận chuyển chất thải y tế lây nhiễm:
Ngoài việc đáp ứng các điều kiện như vận chuyển chất thải y tế không lây nhiễm thì hoạt động vận chuyển chất thải y tế lây nhiễm còn phải đáp ứng những yêu cầu sau:
+) Chất thải lây nhiễm trước khi vận chuyển phải được đóng gói trong các bao bì, dụng cụ kín, bảo đảm không bục, vỡ hoặc phát tán chất thải trên đường vận chuyển;
+) Thùng của phương tiện chuyên dụng để vận chuyển chất thải lây nhiễm là loại thùng kín hoặc thùng được bảo ôn;
+) Đối với các khu vực không sử dụng được phương tiện vận chuyển chuyên dụng để vận chuyển chất thải y tế nguy hại, được sử dụng các loại phương tiện vận chuyển khác nhưng phải đáp ứng các quy định tại Khoản 3, Khoản 4 Điều 11 Thông tư này và được ghi trong giấy phép xử lý chất thải nguy hại do cơ quan có thẩm quyền cấp theo quy định tại Thông tư số 36/2015/TT-BTNMT.
Thứ ba, đối với việc vận chuyển chất thải y tế thông thường:
Việc thu gom, vận chuyển, trung chuyển chất thải y tế thông thường phải bảo đảm không được làm rơi vãi, gây phát tán bụi, mùi hoặc nước rò rỉ và đáp ứng yêu cầu kỹ thuật, quy trình quản lý theo quy định.
Tổ chức, cá nhân thu gom, vận chuyển chất thải y tế thông thường có trách nhiệm chuyển giao chất thải cho cơ sở xử lý chất thải y tế được phép hoạt động theo quy định của pháp luật và theo kế hoạch được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
 Các thiết bị lưu chứa chất thải phải có kích cỡ phù hợp với thời gian lưu giữ. Các thiết bị lưu chứa tại các khu vực công cộng phải bảo đảm tính mỹ quan,
P.A
Các bài viết khác