Hiện nay, con người ngày càng ưa chuộng việc sử dụng các loại thực phẩm chức năng để hỗ trợ toàn diện cơ thể. Tuy nhiên, để đưa sản phẩm ra lưu thông trên thị trường, các cá nhân, tổ chức phải tiến hành thủ tục công bố thực phẩm chức năng. MedicalLaw tự hào là đơn vị tiên phong cung cấp Dịch vụ xin giấy phép công bố thực phẩm chức năng (nhập khẩu và/hoặc sản xuất trong nước) với mức phí cạnh tranh. Dưới đây là bài viết về dịch vụ này đang được rất nhiều doanh nghiệp, cá nhân quan tâm.
1. Căn cứ pháp luật của việc xin giấy phép công bố thực phẩm chức năng
Luật an toàn thực phẩm năm 2010
Luật chất lượng sản phẩm, hàng hóa 2007
Nghị định số 15/2018/NĐ-CP hướng dẫn Luật an toàn thực phẩm
Nghị định số 43/2017/NĐ-CP về nhãn hàng hóa
Nghị định 115/2018/NĐ-CP Quy định xử phạt vi phạm hành chính về an toàn thực phẩm
Thông tư số 43/2014/TT-BYT quy định về quản lý thực phẩm chức năng
Thông tư 18/2019/TT-BYT hướng dẫn Thực hiện sản xuất tốt (GMP) trong sản xuất, kinh doanh thực phẩm bảo vệ sức khỏe.
2. Chủ thể tiến hành công bố
Chủ thể có trách nhiệm tiến hành công bố sản phẩm mỹ phẩm là tổ chức, cá nhân chịu trách nhiệm đưa sản phẩm ra thị trường
Tổ chức, cá nhân tiến hành công bố phải chịu trách nhiệm về tính an toàn, hiệu quả và chất lượng sản phẩm mỹ phẩm đó trên thị trường.
Tổ chức, cá nhân tiến hành công bố phải có chức năng kinh doanh thực phẩm chức năng tại Việt Nam. Nếu doanh nghiệp chưa có chức năng này thì có thể đăng ký bổ sung ngành nghề kinh doanh cho phù hợp.
3. Hồ sơ công bố thực phẩm chức năng
3.1. Hồ sơ công bố phù hợp quy định an toàn thực phẩm
Hồ sơ công bố phù hợp quy định an toàn thực phẩm bao gồm các giấy tờ sau:
Bản công bố phù hợp quy định an toàn thực phẩm;
Bản thông tin chi tiết về sản phẩm;
Kết quả kiểm nghiệm sản phẩm trong vòng 12 tháng;
Mẫu nhãn sản phẩm;
Mẫu sản phẩm hoàn chỉnh để đối chiếu khi nộp hồ sơ;
Thông tin, tài liệu khoa học chứng minh về tác dụng của mỗi thành phần tạo nên chức năng đã công bố;
Kết quả thử nghiệm hiệu quả về công dụng của sản phẩm đối với thực phẩm chức năng có công dụng mới;
Kế hoạch kiểm soát chất lượng;
Kế hoạch giám sát định kỳ.
3.2. Hồ sơ pháp lý chung
Hồ sơ pháp lý chung gồm các giấy tờ sau:
Giấy đăng ký kinh doanh có ngành nghề kinh doanh thực phẩm;
Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm đối với cơ sở nhập khẩu thuộc đối tượng phải cấp giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm theo quy định;
Chứng chỉ phù hợp tiêu chuẩn HACCP hoặc ISO 22000 hoặc tương đương trong trường hợp tổ chức, cá nhân sản xuất sản phẩm có hệ thống quản lý chất lượng được chứng nhận phù hợp tiêu chuẩn HACCP hoặc ISO 22000 hoặc tương đương.
4. Dịch vụ xin Giấy phép công bố thực phẩm chức năng của MedicalLaw
Tư vấn miễn phí cho khách hàng về các quy định của pháp luật, hồ sơ, thủ tục xin cấp Giấy xác nhận công bố phù hợp quy định an toàn thực phẩm và các nội dung khác có liên quan;
Kiểm tra, đánh giá tính pháp lý của các yêu cầu tư vấn và các giấy tờ của khách hàng;
Thực hiện thủ tục xin Công bố thực phẩm chức năng, cụ thể:
Tiến hành sửa đổi bổ sung, chuẩn bị mới các giấy tờ trong hồ sơ nếu phát hiện trong quá trình kiểm tra đánh giá;
Xây dựng và hoàn thiện hồ sơ công bố thực phẩm chức năng sản xuất trong nước để tiến hành cấp Giấy xác nhận công bố phù hợp quy định an toàn thực phẩm;
Đại diện nộp hồ sơ cho khách hàng;
Theo dõi hồ sơ và thông báo kết quả hồ sơ đã nộp cho khách hàng;
Đại diện nhận kết quả là giấy chứng nhận cho khách hàng.
Khiếu nại quyết định từ chối cấp giấy chứng nhận (nếu có).
5. Lý do bạn nên chọn Dịch vụ xin Giấy phép công bố thực phẩm chức năng tại MedicalLaw
Được tư vấn miễn phí các quy định pháp luật liên quan
Được các chuyên viên có kinh nghiệm nhiều năm tư vấn và thực hiện dịch vụ
Hồ sơ, thủ tục nhanh gọn
Thông tin khách hàng được bảo mật
Quý khách hàng muốn tìm hiểu thêm thông tin chi tiết, xin vui lòng liên hệ:
- SĐT: 0559.322.322
- Email: [email protected]