Kinh doanh thực phẩm chức năng là một trong những ngành nghề kinh doanh có điều kiện. Bạn muốn kinh doanh thực phẩm chức năng nhưng không biết điều kiện kinh doanh thực phẩm chức năng là gì? Cần có những loại giấy phép nào? Thủ tục xin cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh thực phẩm chức năng gồm mấy bước? Hồ sơ làm giấy phép kinh doanh thực phẩm chức năng bao gồm những giấy tờ gì? Xin giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm như thế nào? Hồ sơ, thủ tục công bố chất lượng sản phẩm thực phẩm chức năng được pháp luật quy định ra sao? Cùng theo dõi bài viết dưới đây để biết thêm chi tiết.
Luật An toàn thực phẩm 2010;
Luật Doanh nghiệp 2020;
Nghị định 15/2018/NĐ-CP hướng dẫn Luật An toàn thực phẩm;
Nghị định 01/2021/NĐ-CP đăng ký doanh nghiệp;
Thông tư 43/2014/TT-BYT quy định về quản lý thực phẩm chức năng;
Thông tư số 26/2012/TT-BYT quy định cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm trong sản xuất, kinh doanh thực phẩm thuộc phạm vi quản lý của Bộ Y tế.
Hiện nay, có 2 hình thức kinh doanh thực phẩm chức năng phổ biến: thành lập công ty hoặc đăng ký hộ kinh doanh cá thể. Nếu đã thành lập doanh nghiệp hoặc hộ kinh doanh cá thể nhưng chưa đăng ký ngành nghề kinh doanh thực phẩm chức năng thì cơ sở kinh doanh đó phải làm thủ tục bổ sung ngành nghề kinh doanh thực phẩm chức năng theo đúng quy định của pháp luật.
Sau khi đăng ký kinh doanh thực phẩm chức năng thì chủ cơ sở kinh doanh và người trực tiếp kinh doanh thực phẩm chức năng phải tham gia lớp tập huấn kiến thức về vệ sinh an toàn thực phẩm tại Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm để được cấp giấy chứng nhận tập huấn kiến thức về vệ sinh an toàn thực phẩm.
Để có thể kinh doanh thực phẩm chức năng, cơ sở kinh doanh phải có giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm (theo quy định tại Thông tư số 26/2012/TT-BYT và Điều 36 Luật An toàn thực phẩm 2010.
Để có thể kinh doanh thực phẩm chức năng theo đúng quy định của pháp luật, chủ cơ sở kinh doanh cần có những giấy phép sau đây:
Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh thực phẩm chức năng;
Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm;
Giấy xác nhận công bố phù hợp quy định an toàn thực phẩm.
Thủ tục xin cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh thực phẩm chức năng đối với hộ kinh doanh được thực hiện theo các bước sau:
Bước 1: Chủ hộ kinh doanh nộp hồ sơ đăng ký thành lập doanh nghiệp, đăng ký kinh doanh thực phẩm chức năng, đăng ký ngành, nghề kinh doanh cho hộ kinh doanh: sản xuất, bán buôn, bán lẻ thực phẩm chức năng;
Bước 2: Sau khi có Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh thực phẩm chức năng, chủ hộ kinh doanh nộp hồ sơ xin cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm đến cơ quan có thẩm quyền.
Bước 3: Tiến hành công bố hợp quy sản phẩm.
Thủ tục xin cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh thực phẩm chức năng đối với công ty kinh doanh thực phẩm chức năng được thực hiện theo các bước sau:
Bước 1: Công ty nộp hồ sơ đăng ký thành lập doanh nghiệp, đăng ký kinh doanh thực phẩm chức năng tại phòng Đăng ký kinh doanh thuộc Sở kế hoạch và đầu tư tỉnh (thành phố) nơi công ty đặt trụ sở;
Bước 2: Sau khi có Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh thực phẩm chức năng, công ty tiến hành nộp hồ sơ xin cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm.
Bước 3: Tiến hành công bố hợp quy sản phẩm.
Để được cấp phép kinh doanh thực phẩm chức năng, cơ sở kinh doanh cần xin Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm theo quy định tại Điều 3 Thông tư 26/2012/NĐ-CP bao gồm những giấy tờ sau:
Đơn đề nghị cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm;
Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh có đăng ký ngành nghề kinh doanh thực phẩm chức năng (bản sao có xác nhận của cơ sở).
Bản thuyết minh về cơ sở vật chất, trang thiết bị, dụng cụ bảo đảm điều kiện an toàn thực phẩm (có xác nhận của cơ sở), bao gồm:
Bản vẽ sơ đồ thiết kế mặt bằng của cơ sở và khu vực xung quanh;
Sơ đồ quy trình sản xuất thực phẩm hoặc quy trình bảo quản, phân phối sản phẩm và bản thuyết minh về cơ sở vật chất, trang thiết bị, dụng cụ của cơ sở.
Giấy xác nhận tập huấn kiến thức về an toàn thực phẩm của chủ cơ sở và người trực tiếp sản xuất, kinh doanh thực phẩm.
Giấy xác nhận đủ sức khoẻ chủ cơ sở và của người trực tiếp sản xuất, kinh doanh thực phẩm; phiếu báo kết quả cấy phân âm tính mầm bệnh gây bệnh đường ruột (tả, lỵ trực khuẩn và thương hàn) của người trực tiếp sản xuất thực phẩm đối với những vùng có dịch bệnh tiêu chảy đang lưu hành theo công bố của Bộ Y tế.
Cam kết
Kết quả bền vững, toàn bộ quy trình tư vấn và làm thủ tục theo đúng quy định của Pháp luật, khách hàng hoàn toàn yên tâm về tính pháp lý
Tử tế trong cung cấp dịch vụ, khách hàng đến với MedicalLaw sẽ luôn cảm thấy sự chân thành trong tư vấn, sẵn sàng giải thích cặn kẽ mọi vấn đề gặp phải
Chuyên môn vững, đội ngũ chuyên môn của MedicalLaw tự tin hiểu rõ cách vận hành pháp luật của cơ quan nhà nước, hiểu rõ quy luật vận hành các mối quan hệ trong xã hội để giải quyết vấn đề trọn vẹn.
Quý khách hàng muốn biết thêm thông tin chi tiết xin vui lòng liên hệ:
- SĐT: 0559.322.322
- Email: [email protected]